Tháng mười là tháng các cô cậu Tú Tài đã bỏ hết mọi sự vui đùa, để tập chung vào việc học cho kỳ thi sắp đến. Học ngày không đủ, các em đã tranh thủ học đêm, học thêm cả giờ nghỉ. Các em học ở trường chưa đủ, còn ghi danh học kèm, học thêm. Các em học trong lớp học, về nhà học trong phòng học hay học luôn trong phòng ngủ và cuối cùng là mặt mũi bơ phờ nếu như chẳng được cha mẹ quan tâm đến sức khoẻ. Các em học, để nhớ các công thức làm bài thi thử của năm trước, của các kỳ thi của nhà trường năm nay. Ngày hình như quá ngắn đối với các em chỉ có 24 giờ một ngày mà thôi, các em ước gì có thêm giờ thứ 25, hay nói khác đi xin thời gian chạy chậm lại, hoặc ngừng trôi, để các em có giờ ôn bài thi.

 
“Đứng”. Tiếng hô to và dõng dạc của người trưởng lớp.

Cả lớp chúng tôi vội vàng đứng lên, làm dấu trước giờ học. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, hát kinh Lạy Cha như qui định của nhà trường. Hát xong, thầy giáo chào tất cả học sinh và thầy giới thiệu đề tài bài học.

 
  Theo các cụ cho biết thì ngày xưa, học trò chỉ được học toàn chữ với nghĩa mà thôi, chứ nào có biết chi đến cái thế giới bên ngoài. Trước khi đi học thì ở nhà đã dạy cho biết lễ nghĩa. Đến nhà trường thì học chữ, về nhà thì học nghĩa. Đời cứ như thế cho đến khi đi làm việc thì mới thôi học chữ . Bởi thế mới có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Chỉ có bọn trẻ trường làng thì được nô đùa giữa những cánh đồng lúa sau mùa gặt, hay lội suối bắt cá và trèo lên cây cao để nhảy ùm xuống sông mà tắm. Còn trẻ con trên thành thì cứ bị cha mẹ cho nô bộc đi theo hầu cả ngày, và khi tan trường là chúng bị đưa ngay về nhà.

 
Ở đời này, các bậc cha mẹ thường cho là học khôn thì khó, học dại thì dễ. Học khôn ba năm như trong câu chuyện anh khờ đi học cái khôn của thiên hạ, hay  quý vị nếu có rảnh rỗi thử mở sách khôn ngoan ra mà đọc thì thấy ngay là học khôn rất khó, ấy chưa kể cái ta tưởng là khôn, lại là cái cái dại đối với kẻ khác. Học khôn đã khó thế mà giữ cho mình được khôn càng khó hơn. Các bà mẹ thường mắng con gái rằng: Khôn ba năm dại một giờ. Học sống cho nên người thì khó, chứ học sống không ra người thì dễ. Học làm giàu thì khó chứ học để nghèo thì dễ. Học khôn ngoan thì khó chứ học khôn vặt thì dễ.

 
Cách đây ba mươi năm, hồi làn sóng người tỵ nạn mới đến Úc. Người ta khi gặp nhau thường hay nói đến chuyện mua được xe mới, xe nhập, nhất là các thanh niên thì tràn đầy hy vọng là có phương tiện để chở người yêu đi lễ, đi làm hay đi chơi và sau đó là hy vọng cưới được người mình yêu. Dần dần cuộc sống ổn định, người ta khi gặp nhau thì lại hỏi thăm nhau về việc mua nhà, nhà gạch hay nhà cây, và ở vùng nào .

 
Giáo Hội luôn luôn lo lắng cho những người trẻ, như trích trong sách “Đường hy vọng” của cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.

“Trước hết cần phải tổ chức việc giáo dục những người trẻ thuộc bất cứ thành phần nào trong xã hội, làm sao để đào tạo được những người nam và nữ không những tài giỏi về văn hóa mà còn có một tâm hồn cao thượng, bởi vì thời đại chúng ta đang khẩn thiết đòi phải có những người như vậy”.  (trang 222).

 
Các em học sinh thân mến. Đầu năm nói chuyện học hành thì sợ cả năm các em cứ phải loay hoay nghĩ đến chuyện học với hành. Còn nói chuyện về nghỉ hè, thì lại sợ cả năm đi chơi không chịu học hành. Đời học sinh, chúng ta nên bắt chước các cụ nói chuyện lễ nghĩa cho phải đạo. Tiên học lễ, hậu học văn cơ mà, phải vậy không các em.

 
Tình yêu đã xuất hiện từ khi chưa có muôn lòai, chính vì yêu mà Thiên Chúa đã sáng tạo nên đất trời, cho muôn loài được sinh sống trên khắp thế gian này. Con người nhờ tình yêu ấy mà được phát triền, sinh sôi, nẩy nở lan tràn khắp mặt đất. Vì yêu nên hai người, trai và gái mới lấy nhau, để sinh con cái, và để sống đời ở kiếp với nhau. Cũng vì yêu mà người nam quyết định về chung sống với vợ mình và từ ấy tạo nên một gia đình mới. Cũng vì yêu mà những đứa con được sinh ra chào đời, hay nói khác đi là vợ chồng sinh con cái ra trong tình yêu thương, và dạy dỗ cho chúng biết thờ phượng Thiên Chúa là Chúa trên hết các chúa. Thế nhưng chữ yêu cũng như chữ học, nó đi kèm theo với nhiều trách nhiệm. Trong trách nhiệm ấy, có đôi lúc tràn đầy đau khổ, có những lúc tràn đầy hạnh phúc, có nhiều lúc làm cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản, và thất vọng. Cuối cùng, cũng có người tìm cách đổi thay và trốn tránh.

 
Gần đây trong các chương trình ca nhạc, chúng ta thấy có những chương trình hát với thần tượng của những tài năng mới. Các ca sĩ trẻ này cảm thấy rất hãnh diện, khi được lên sân khấu cùng với những thần tượng của mình. Họ có thể là những người thầy dạy về cách luyến láy giọng ca, hay cũng có thể chỉ là những người có những giọng ca được mọi người ái mộ. Những người được coi như thần tượng ấy cũng rất vui vì mình có người yêu mến, có lớp đàn em ái mộ và cố gắng học tập lời ca, tiếng hát của mình cho thật giống như mình.

 
Cứ mỗi năm vào tháng 12. Các em học sinh lớp 12 tại Úc, lại được sống trong mùa đợi chờ và hy vọng. Mùa đợi chờ vì các em đang chờ kết qủa điểm của kỳ thi tốt nghiệp trung học, mà các em vừa thi xong vào tháng 11. Trồng cây ai lại chẳng mong tới ngày được ăn trái. Học sinh nào chẳng mong biết được điểm các bài thi của mình, nhất là tùy thuộc vào các điểm thi ấy mà các em biết mình có thể vào được các ngành học mà các em ưa thích trong tương lai hay không. Không hẳn chỉ có riêng các em học lớp 12 mà thôi. Gia đình bao gồm cha mẹ, anh chị em cùng mọi thân nhân cũng đang náo nức chờ mong ngày công bố kết qủa điểm thi mau tới, và ngay cả các thày cô giáo của các em cũng đang đợi chờ, để có thể thở phào nhẹ nhõm, như là vừa trút được gánh nặng trách nhiệm trên đôi vai bé nhỏ của mình.